Răng Hàm Mặt K34
Răng Hàm Mặt K34
Răng Hàm Mặt K34
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Răng Hàm Mặt K34

Nơi trao đổi giao lưu và chia sẻ
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Leo (114)
Pokemon (83)
vlyly (45)
rungram90 (42)
lamnguyenvn2010 (38)
tuanhuytv (32)
thelastman (17)
thanhphuc09 (16)
tommy (15)
haitrieu_rhm (12)
nhổ răng có hướng dẫn ! Trả lờinhổ răng có hướng dẫn ! - 10 Trả lời
Tổng hợp các bài báo cáo Nội nha (Update ngày 9/11/2012) Trả lờiTổng hợp các bài báo cáo Nội nha (Update ngày 9/11/2012) - 9 Trả lời
HOT!!!HOT!!! TB Danh sách phân công soạn Giáo trình PHTL Toàn hàm Trả lờiHOT!!!HOT!!! TB Danh sách phân công soạn Giáo trình PHTL Toàn hàm - 9 Trả lời
bài giảng thủng dạ dày và hẹp môn vị Trả lời bài giảng thủng dạ dày và hẹp môn vị - 8 Trả lời
Bảng chấm điểm cuộc thi làm thiệp Trả lờiBảng chấm điểm cuộc thi làm thiệp - 7 Trả lời
Đề thi lâm sàng ngoại bệnh lý ở BV ĐKTP CT ngày 13/4 ( phần của thầy Nguyên) Trả lờiĐề thi lâm sàng ngoại bệnh lý ở BV ĐKTP CT ngày 13/4 ( phần của thầy Nguyên) - 6 Trả lời
ds vắng tuần 2- tuần 8 Trả lờids vắng tuần 2- tuần 8 - 6 Trả lời
hình thể học răng sữa-BS kim cương Trả lờihình thể học răng sữa-BS kim cương - 5 Trả lời
thực tập nhổ răng-Cô Đan Trả lờithực tập nhổ răng-Cô Đan - 5 Trả lời
Từ Điển Nha Khoa Mosby' Dental Dictionary Trả lờiTừ Điển Nha Khoa Mosby' Dental Dictionary - 5 Trả lời
Bảng chấm điểm cuộc thi làm thiệp lượt xemBảng chấm điểm cuộc thi làm thiệp - 7536 Xem
Từ Điển Nha Khoa Mosby' Dental Dictionary lượt xemTừ Điển Nha Khoa Mosby' Dental Dictionary - 6999 Xem
tình hình an ninh thế giới và khu vực lượt xemtình hình an ninh thế giới và khu vực - 4956 Xem
Phân loại bệnh học u tuyến nước bọt lượt xemPhân loại bệnh học u tuyến nước bọt - 3447 Xem
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KHOA RĂNG HÀM MẶT lượt xemLỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KHOA RĂNG HÀM MẶT - 3344 Xem
ảnh minh họa các loại xoang và thành của từng xoang trám...hot lượt xemảnh minh họa các loại xoang và thành của từng xoang trám...hot - 2713 Xem
KẾ HOẠCH 20-10 + Kinh phí + cơ cấu giải thưởng lượt xemKẾ HOẠCH 20-10 + Kinh phí + cơ cấu giải thưởng - 2264 Xem
HOT!!! Câu hỏi thi trắc nghiệm NBL 2 - bài của Thầy Nguyên - PHẦN 2 lượt xemHOT!!! Câu hỏi thi trắc nghiệm NBL 2 - bài của Thầy Nguyên - PHẦN 2 - 2184 Xem
Viêm phúc mạc lượt xemViêm phúc mạc - 2181 Xem
Cắn khớp học --- Khớp căn học lượt xemCắn khớp học --- Khớp căn học - 2127 Xem

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KHOA RĂNG HÀM MẶTXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Wed Nov 16, 2011 12:22 am
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KHOA RĂNG HÀM MẶT Bgavatar_06
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KHOA RĂNG HÀM MẶT Bgavatar_01LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KHOA RĂNG HÀM MẶT Bgavatar_02_newsLỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KHOA RĂNG HÀM MẶT Bgavatar_03
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KHOA RĂNG HÀM MẶT Bgavatar_04_newhaitrieu_rhmLỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KHOA RĂNG HÀM MẶT Bgavatar_06_news
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KHOA RĂNG HÀM MẶT Bgavatar_07LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KHOA RĂNG HÀM MẶT Bgavatar_08_newsLỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KHOA RĂNG HÀM MẶT Bgavatar_09
[MÁI ẤM RHM K34] - haitrieu_rhm
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Nam Taurus Horse
Tuổi : 33
Tổng số bài gửi : 12
Points : 49
Ngày tham gia : 07/09/2011
Đến từ : Vĩnh Long
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KHOA RĂNG HÀM MẶT Vide

Bài gửiTiêu đề: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KHOA RĂNG HÀM MẶT

Tiêu đề: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KHOA RĂNG HÀM MẶT

Bệnh ở vùng răng hàm mặt đã có từ lâu ở nước ta cũng như ở trên thế giới.
Ba bệnh thường gặp ngày nay ở vùng răng hàm mặt (sâu răng, viêm mô quanh răng và răng mọc lệch) cũng đã thấy từ mấy nghìn năm nay.
Ở nước ta, thời kỳ đồ đá mới cách đây khoảng 6000, 8000 năm đã thấy có sâu răng, lỗ sâu, ở răng hàm và có ở răng cửa, người ta cũng đã thấy có tiêu xương ổ răng. Vì thức ăn hồi đó cứng nên cũng đã thấy răng mòn nhiều và có răng mẻ.
Ở trên thế giới, sâu răng và bệnh quanh răng cũng thường hay thấy nhất trên các xác ướp Ai cập cách đây khoảng 4000 năm. Cách đây vài thập kỷ người ta lại thấy thêm là loại Angle II cũng đã thấy mấy trăm năm trước công nguyên.
Nói chung, trên thế giới người ta thấy bệnh sâu răng ngày một tăng.
Nhưng từ sau đại chiến II vấn đề bệnh răng miệng ở các nước phát triển mới được đặt ra mạnh, một phần do bệnh tăng lên và một phần do yêu cầu của dân cao lên.
Ở các nước đang phát triển tình hình sâu răng không cao như các nước Âu Mỹ phát triển. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế và sự thay đổi cách sinh hoạt, ăn uống, tình hình sâu răng cũng tăng nhanh.
Thí dụ như ở vùng đảo Tahiti trước kia người ta thấy răng tốt, nhưng nay sâu răng rất nhiều, trung bình ở trẻ 13 tuổi, mỗi em có 12 răng sâu. Tuy số răng sâu cũng chỉ như ở Âu Mỹ những năm trước đây song ở đây răng sâu không được chữa nên tình hình răng miệng trầm trọng hơn. Lý do sâu răng không phải do dân tộc, khí hậu mà là do ăn uống- ăn đường nhiều (bánh, kẹo), vệ sinh răng miệng kém.
Cho đến nay, do những biện pháp dự phòng tích cực, tình hình sâu răng giảm đi và tình hình răng miệng càng ngày càng được cải thiện ở các nước phát triển (công nghiệp hóa) thì ở các nước đang phát triển tỷ lệ sâu răng lại tăng lên.
Ở nước ta, số răng và xương hàm từ thời kỳ đồ đá mới, đồ đồng cho thấy có sâu răng. Song trong vòng 50 đến 100 năm qua số răng và xương hàm tìm thấy nhiều hơn và cho thấy tỷ lệ sâu răng không cao. Vài thập kỷ trước đây, trong những công trình điều tra cơ bản cho thấy tỷ lệ sâu răng và chỉ số SMT không cao so với châu Âu. Những năm gần đây, chúng ta có áp dụng biện pháp phòng bệnh răng miệng tại nhà trường, song tỷ lệ sâu răng vẫn cao hơn trước chút ít. Đặc biệt, tỷ lệ viêm lợi cao so với các nước khác (chiếm khoảng 90% dân số).
Loài người đã tìm hiểu bệnh răng miệng và cách chữa nó từ lâu như chữa cho khỏi đau và nếu răng cửa gẫy thì tìm cách bịt chỗ hở lại.
Sách cổ Ebers thời Ai Cập cổ đại (1500 trước công nguyên) có ghi nhiều về bệnh răng miệng và những chỉ định để tăng cường các răng. Nó cũng ghi sự tồn tại của các chuyên gia chăm sóc răng miệng thời đó.
Vệ sinh răng miệng được thực hành bởi những người Sumerien 3000 năm trước công nguyên và sự khám phá ra tăm bằng vàng trong các khai quật cổ ở Ur (Mesopotamic) làm cho người ta nghĩ rằng nó mang lợi ích đặc biệt cho vệ sinh răng miệng.
Trong những tài liệu y học cổ của Trung Quốc viết vào khoảng 2500 trước công nguyên bởi Hwang Fi, những bệnh răng miệng được chia làm 3 loại như sau:
1. Fong ya hay các bệnh viêm nhiễm
2. Ya kon hay các bệnh mô mềm phủ chung quanh
3. Chong Ya hay sâu răng
Khoảng 1600 - 687 năm trước công nguyên, những người Phoenicians, cư dân của một nước ở vào khoảng vùng Sidon và Tyres đã dùng răng người và răng bò thay vào chỗ răng bị mất bằng cách lấy chỉ hoặc dải kim loại vàng hay bạc cột chúng vào răng còn lại bên cạnh.
Những người Etruscans (cư dân vùng Trung nước Ý) khoảng năm 735 trước công nguyên đã là chuyên gia trong nghệ thuật làm răng giả.
Tại Peru, 600 năm trước công nguyên đã đúc Inlay vàng.
Ở La Mã (450 - 218 năm trước công nguyên) đã có nha khoa và hình như có trước cả y học do thừa hưởng những sự phát triển của người Etruscans.
Ở Hy Lạp cổ, Hippocrate (460 năm trước công nguyên), người cha của y học hiện đại là người đã đề ra việc khám toàn thân bệnh nhân như, lấy mạch, nhiệt độ, nhịp thở, dịch tiết, đờm dãi và những biểu hiện đau. Hippocrate đã thảo luận về chức năng và về sự mọc răng cũng như những bệnh VQR. Ông nghĩ rằng viêm lợi có thể do sự tụ tập của rớt dãi hay cao răng kèm theo chảy máu lợi trong những trường hợp bệnh dai dẳng. Ông cũng đã viết về bệnh xương hàm do răng.
Khoảng 360 năm trước công nguyên, trường Alexandria được thành lập trong đó có trường Y đầu tiên.
Năm 700 đến 1200 sau công nguyên tại Ả Rập đã mô tả điều trị răng và “materia media”.
Người ta còn lưu trữ được tài liệu của Albulcasis (văn hóa Ai Cập) ở thế kỷ thứ IX sau công nguyên. Người ta đã sáng chế ra dụng cụ lấy cao răng, đề ra cách chữa sâu răng, dùng bột hạt tiêu nhét vào lỗ sâu, dùng bấc nhúng vào dầu đun nóng để vào lỗ sâu. Nếu không chữa được mới nhổ răng. Điều đáng chú ý là lúc đó đã kết hợp chữa tại chỗ và chữa toàn thân như nhịn đói, tẩy.
Tới thế kỷ thứ XVII, việc điều trị các bệnh răng miệng mới đi vào nề nếp. Người ta thường coi Pierre Fauchard (1670 - 1762) ở Pháp như người đầu tiên đặt nền móng cho chuyên khoa Răng. Fauchard đã viết quyển sách riêng về bệnh răng miệng mà trước kia vấn đề răng miệng chỉ được viết trong sách Y khoa. Ông cũng đã xin được nhà nước chỉ cho những người có học về chuyên khoa răng miệng mới được chữa cho mọi người. Trước đó, việc chữa răng, nhổ răng không có quy định, trong tài liệu vẫn còn những bức tranh vẽ người nhổ răng ở chợ, có người khua chiêng đánh trống để quảng cáo. Tuy vậy, cũng từ Fauchard ngành răng miệng tách khỏi y khoa. Mãi cho đến nay học về răng miệng đã gồm phần sinh học cho chắc và phần y học cho đủ, học đầy đủ kỹ thuật chẩn đoán và điều trị răng miệng. Ngoài ra, còn cần có những hiểu biết về vật liệu, về tinh chất gia công kim loại.
Sang thế kỷ thứ XVIII, XIX ngành răng miệng phát triển thêm ở Anh, Đức và Mỹ. Người ta đã sử dụng mũi khoan để mài lỗ sâu, dùng máy khoan đạp chân rồi máy khoan điện ở thế kỷ XIX. Thời gian này răng hàm giả cũng phát triển. Vào năm đầu thế kỷ thứ XVIII, Lorenzee Heister (1718) đã khuyên sử dụng hàm giả bằng ngà hay sừng tê giác mà không có móc thì vào giữa thế kỷ thứ XIX người ta đã biết lấy khuôn răng, tạo mẫu bằng thạch cao và làm hàm giả bằng cao su (Ninck, ở Paris năm 1854, đã làm hàm giả bằng cao su lưu hóa), dùng răng bằng sứ (P.G Hunt dùng răng sứ trong hàm giả bằng cao su năm 1856). Người ta cũng viết sách điều trị răng, dùng vàng dát mỏng để hàn răng. Đáng chú ý là những thập kỷ cuối thế kỷ thứ XIX đã có những nghiên cứu về nguyên nhân sâu răng. Miller đã dùng thực nghiệm chứng minh chất đường bột bị phân huỷ thành axít và gây ra sâu răng. Thuyết này cho đến nay vẫn còn đúng nhưng sự hiểu biết hiện nay còn sâu hơn nhiều… Ở thời Miller, người ta còn cho rằng men răng không có chất hữu cơ, chỉ vài năm sau khi có kính hiển vi tốt hơn người ta mới biết là men có chất hữu cơ. Từ khi Black (1907) đưa ra nguyên tắc tạo lỗ hàn, vấn đề điều trị sâu răng trở nên hợp lý hơn, nguyên tắc Black cho đến gần đây đã có thay đổi ít nhiều và vẫn được sử dụng trong hàn răng bằng Amangam.
Năm 1848 M.W. Hanchett chế tạo ghế chữa răng đầu tiên có thể điều chỉnh chiều cao và vị trí của tựa lưng, tựa đầu. Năm 1889, W.G.A Bonwill đã chế tạo ra càng nhai giải phẫu và giới thiệu lý thuyết hình học của mình về sự liên quan và chuyển động của hàm dưới. Đặc biệt, vào năm 1921, Rudolph Hanau đã chế tạo ra càng nhai Hanau, cung mặt và phát triển kỹ thuật Hanau. Càng nhai Hanau hiện nay đã có nhiều cải tiến.
Sang đầu thế kỷ XX, Angle (1903) đã đề ra cách phân loại khớp cắn mà hiện nay vẫn sử dụng trong nắn hàm.
Từ sau đại chiến thế giới lần thứ hai, ngành răng miệng phát triển mạnh do bệnh răng miệng tăng lên bởi cách ăn uống có thay đổi (thức ăn mềm nhuyễn hơn, tiêu thụ nhiều đường kẹo) và nhu cầu điều trị răng của người dân tăng lên. Từ đó đến nay, người ta có thể nhận thấy xu hướng bệnh răng miệng và sự phát triển của ngành răng hàm mặt như sau:
1. Trước kia, chữa răng là do thày thuốc chữa răng tư (trừ ở Liên Xô trước đây) nhưng từ sau đại chiến thế giới thứ hai, việc chữa răng không phải chỉ còn là sự thoả thuận giữa người bệnh và thầy thuốc mà là một vấn đề xã hội, bệnh răng miệng với mức độ phổ biến của nó cũng là một bệnh xã hội.
2. Trước đây, việc chữa răng là nhằm giải quyết đau nên nhổ răng là chính. Từ thế kỷ XVIII mới chú ý đến chữa răng và từ năm 1945 người ta mới chú ý đến phòng bệnh răng miệng. Chương trình phòng bệnh răng miệng ở nhiều nước ngày càng được quan tâm và phát triển vì tình hình bệnh răng miệng ngày càng tăng và không có một nước nào có đủ tiền cũng như cán bộ chuyên khoa để chữa cho toàn dân. Hiện nay, việc phòng bệnh sâu răng đã chứng tỏ có hiệu quả, ngoài biện pháp vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống hợp lý ít đường kẹo, người ta thường sử dụng Fluor tại chỗ hay toàn thân. Nhiều nước sử dụng Fluor cho vào nước uống ở những nơi nước tự nhiên không có Fluor hoặc hàm lượng Fluor ít. Song sử dụng Fluor không hoàn toàn tránh được sâu răng nhất là sâu mặt nhai, nên gần đây người ta đã dùng thêm biện pháp hàn nhựa hõm rãnh mặt nhai các răng hàm đề phòng sâu răng (fissure sealant)
3. Người ta cũng thấy rằng dù có dự phòng vẫn chưa hết được sâu răng, cho nên vẫn cần dịch vụ điều trị răng miệng. Điều trị sớm lỗ sâu mới vừa đơn giản, rẻ tiền vừa bảo tồn được lâu bền. Có nhiều trường hợp trẻ em 7 tuổi đã bắt đầu có răng vĩnh viễn sâu, trẻ em còn răng sữa cũng hay sâu, dự phòng bằng Fluor ít kết quả, người ta cho rằng nếu chăm sóc răng miệng ở trẻ em tốt thì sẽ có những thế hệ có tình trạng răng miệng tốt cho nên tốt nhất là chăm sóc răng miệng cho trẻ em vừa phát hiện và điều trị sớm, vừa dạy cách giữ gìn vệ sinh răng miệng và ăn uống hợp lý. Do đó, chương trình chăm sóc sức khoẻ răng miệng ban đầu cho trẻ em nhất là trẻ em ở nhà trường (chương trình nha học đường) đã được thực hiện ở nhiều nước, cho đến nay chương trình này đã phát triển mạnh. Các em nhỏ từ lúc ở vườn trẻ đã được khám định kỳ răng miệng và được điều trị sớm nếu có răng sâu, viêm lợi, răng mọc lệch. Nên khi học hết trường phổ thông thường có bộ răng tốt và nhất là thói quen vệ sinh và giữ gìn răng miệng. Tất nhiên, ở thành thị việc thực hiện chăm sóc răng miệng có kế hoạch hay dự phòng bằng Fluor có thuận lợi hơn ở nông thôn, nhưng chính ở thành thị bệnh răng miệng nhiều hơn ở nông thôn.
Ở một số nước, việc chữa răng và chữa bệnh cho nhân dân được đặt ra rất rõ và được hiến pháp bảo đảm. Ở nhiều nước bên cạnh mạng lưới dịch vụ chữa răng theo địa lý còn có màng lưới chăm sóc răng miệng cho học sinh. Thí dụ như ở Liên Xô trước đây, các trường học có trên 800 học sinh có một thầy thuốc răng miệng (và một thầy thuốc nội khoa). Các trường dưới 800 học sinh có đội lưu động đến chữa theo kế hoạch. Học sinh được khám và điều trị theo kế hoạch nên số răng vĩnh viễn phải nhổ bớt dần và răng mới sâu đã được phát hiện và điều trị. Với những biện pháp trên ở nhiều nước phát triển, tỷ lệ sâu răng và chỉ số SMT đã giảm nhiều so với trước.
4. Trên cơ sở những thành tựu khoa học, công nghệ mới của thế kỷ XX, từ thập kỷ 50 chuyên khoa răng hàm mặt cũng phát triển mạnh. Nhiều ngành chuyên sâu trong khoa răng hàm mặt đã hình thành và phát triển.
Hiện nay, phổ biến ở các nước, chuyên khoa răng hàm mặt có những chuyên ngành sâu sau đây:
- Chuyên ngành nha khoa bảo tồn (Odontologic conservatrice) chuyên về điều trị phục hồi thân răng (Trám răng, Inlay, Onlay, chụp răng, răng trụ).
- Chuyên ngành nội nha (Endodontie) chuyên về chẩn đoán bệnh lý tủy và điều trị tủy.
- Chuyên ngành bệnh học quanh răng (Parodontologie) chuyên chẩn đoán và điều trị bệnh mô quanh răng.
- Chuyên ngành chỉnh hình răng hàm (Orthodontie) chẩn đoán và điều trị các lệch lạc răng hàm.
- Chuyên ngành phục hình (Prosthodontie) chuyên về làm răng hàm giả.
- Chuyên ngành phẫu thuật hàm mặt.
- Chuyên ngành phẫu thuật trong miệng.
- Chuyên ngành răng miệng trẻ em (Pedodontie) chẩn đoán và điều trị bệnh răng miệng trẻ em.
- Chuyên ngành răng miệng người già, chẩn đoán và điều trị bệnh răng miệng người già.
- Chuyên ngành nha khoa cộng đồng.
Nghiên cứu và tổ chức chăm sóc răng miệng cho cả cộng đồng.
5. Cũng từ thập kỷ 50 trở đi, dụng cụ và vật liệu chữa răng có rất nhiều tiến bộ. Từ máy khoan mài răng với tốc độ 400 đến 600 vòng phút nay đã có máy khoan răng tốc độ 35.000 - 40.000 vòng phút và máy siêu tốc, tuốc bin hơi chạy tới 300.000 vòng/phút. Với các máy siêu tốc, người ta không dùng các mũi khoan thép thông thường mà dùng mũi khoan kim cương hay cacbua tungsten. Vật liệu hàn răng cũng có nhiều tiến bộ đáng kể, người ta đã hướng tới chất hàn răng kết dính được với mô men ngà của răng, bắt đầu từ D.C Smith (1968) phát minh ra xi măng cacboxylat, đến Wilson và Kent (1972) đưa ra xi măng thuỷ tinh ionome rồi đến composite hàn răng xuất hiện dựa trên công trình của Michael Buoconore (1955). Sự phát minh ra monome năm 1957 của US National Bureau of Standards và sự chế tạo ra nhựa Bisgma của Bowen (1962) cũng như hệ thống nhựa Nuva của công ty LD Caulk của Milford (1971) một loại nhựa trùng hợp bằng tia cực tím đã làm cho kỹ thuật trám Composite phát triển mạnh. Gần đây còn đưa ra chất hàn resionome còn gọi compomer là chất có kết hợp những tính chất ưu điểm của thuỷ tinh ionome và của composite.
Chất trám kết dính với mô răng làm cho kỹ thuật trám răng bước sang giai đoạn mới. Nó làm thay đổi hoàn toàn nguyên tắc tạo lỗ trám theo Black trước đây và xuất hiện một chuyên ngành mới, nha khoa thẩm mỹ (Dentistry esthetique). Cho đến nay đã có Composite thế hệ 5, màu đẹp giống mầu răng tự nhiên, ít co và đủ cứng v.v… vật liệu kết dính composite đã có đến thế hệ 6, kết dính có hiệu quả mà kỹ thuật đơn giản hơn.
Vật liệu làm răng giả cũng có nhiều tiến bộ, các vật liệu Vitalium dùng làm cầu răng, làm hàm khung, làm cầu kim loại sứ được sử dụng càng ngày càng nhiều, bền và đẹp hơn. Mặt dán sứ dùng trong nha khoa thẩm mỹ đã được sử dụng phổ biến và gần đây, cầu chụp toàn sứ đã được thực hiện với kỹ thuật có giá trị thẩm mỹ cao hơn.
Công nghệ siêu âm, lazer và công nghệ điện tử tin học cũng đã áp dụng trong dụng cụ máy móc khám và điều trị răng miệng.
Dụng cụ nội nha cũng có nhiều cải tiến nhất là dụng cụ chuẩn bị ống tuỷ, gần đây đã có những dụng cụ nong ống tuỷ máy bằng kim loại dẻo, không gẫy có thể dễ dàng nong các ống tuỷ cong. X quang kỹ thuật số và dụng cụ đo chiều dài ống tuỷ trên lâm sàng giúp chúng ta hàn ống tuỷ chính xác. Người ta cũng sử dụng kính phóng đại trong việc thực hiện tìm và điều trị ống tuỷ.
Song tiến bộ về chất lượng và kỹ thuật cũng thường đi đôi với giá tiền dịch vụ chữa răng tăng vọt, đây là mặt chúng ta cần chú ý.
6. Những hiểu biết về sinh học và y học trong thế kỷ XX cũng giúp cho sự hiểu biết về răng miệng sâu hơn.
Những hiểu biết về di truyền và biến đổi ở trong sinh học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường miệng. Người ta đã xác định được vi khuẩn gây sâu răng và viêm mô quanh răng và đã chụp được vi rút ở trong vi khuẩn gây sâu răng và viêm lợi. Những hiểu biết về gien giúp chúng ta hy vọng “điều chỉnh” xương hàm để dự phòng các lệch lạc về xương hàm. Miễn dịch học cũng giúp chúng ta hiểu biết về bệnh viêm mô quanh răng sâu thêm.
Sự xuất hiện của các loại kháng sinh giúp cho điều trị các biến chứng viêm nhiễm của răng dễ dàng hơn. Sự tiến bộ về gây mê hồi sức cho phép chúng ta làm những phẫu thuật lớn ở vùng hàm mặt mà ít gây nguy hiểm cho người bệnh.
Kính hiển vi điện tử quét và xuyên qua mô hóa học cũng giúp chúng ta hiểu tường tận mô cứng của răng và về tổn thương sâu răng, những hiểu biết đó dẫn đến thay đổi việc tạo lỗ hàn.
Trong điều trị viêm quanh răng bằng phẫu thuật cũng có những hiểu biết tỉ mỉ hơn làm cho điều trị bệnh mô quanh răng tốt hơn.
Việc làm răng giả cố định kim loại-sứ (vàng-sứ, kim loại rẻ tiền-sứ) và làm hàm giả toàn bộ cũng có nhiều tiến bộ.
Trên cơ sở hiểu biết hiện nay và việc đầu tư vào nghiên cứu, đã có những người tiên đoán rằng nhiệm vụ của người thày thuốc chữa răng miệng sẽ thay đổi vào thế kỷ XXI này.
Ở nước ta, ngày trước các cụ cũng có bị sâu răng, viêm lợi và viêm quanh răng song không có nha khoa theo kiểu Tây y, cho nên thường dùng thuốc Nam để chữa. Viêm tuỷ răng thì ngậm rượu, thuốc chữa viêm lợi thì có nhiều hơn như búp cây, vỏ cây đại, phèn chua, phèn xanh… Theo Trung y thì bệnh ở miệng liên quan tới thận, thuốc dùng khi viêm là tiêu độc. Viêm mô lỏng lẻo vùng hàm mặt dùng cao tan hoặc cao hút mủ.
Trước cách mạng tháng 8 ở Việt Nam chỉ có khoảng 15 thày thuốc chữa răng và khoá đào tạo đầu tiên của Ban nha khoa trường Đại học Y Khoa năm 1944 được thêm 10 nha sĩ, song hồi đó cũng đã có khá nhiều thợ răng giả, chữa răng theo tây y ở các thành phố.
Trong kháng chiến chống Pháp, ở vùng căn cứ địa miền Bắc cũng ở miền Nam, các nha sĩ theo kháng chiến vẫn duy trì hoạt động nha khoa trong hoàn cảnh thiếu thốn máy móc dụng cụ và vật liệu chữa răng để phục vụ cán bộ, quân đội và nhân dân vùng căn cứ và có đào tạo thêm một số y tá chữa răng.
Sau ngày giải phóng miền Bắc, năm 1959, chúng ta bắt đầu đào tạo bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt và vẫn đào tạo y sĩ chuyên khoa, mở các lớp đào tạo kỹ thuật viên răng giả, y tá chuyên khoa răng. Thời gian này ở các tỉnh thuộc miền Bắc giải phóng, ở các bệnh viện tỉnh và thành phố, các chuyên khoa RHM đều được thành lập và phát triển mạng lưới dịch vụ răng miệng.
Sau ngày giải phóng miền Nam chúng ta tiếp thu trường răng Sài Gòn và trường cán sự nha khoa (nay là khoa RHM trường đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh và trường trung học kỹ thuật y tế II). Các cơ sở này sau đó vẫn tiếp tục đào tạo cho đến nay những cán bộ chuyên khoa răng hàm mặt cho khu vực phía Nam.
Với điều kiện kinh tế ở nước ta sau khi hoà bình được lập lại, việc chữa răng còn thiếu thốn nhiều, cả về cơ sở và phương tiện. Việc phát triển cơ sở dịch vụ khám chữa răng miệng để đáp ứng nhu cầu chữa răng miệng cho nhân dân là khá tốn tiền, mà ngay cả các nước công nghiệp giàu có cũng khó kham nổi.
Do sự hiểu biết sâu hơn về bệnh răng miệng (chủ yếu là sâu răng và bệnh quanh răng) và có biện pháp dự phòng có hiệu quả, vào thập kỷ 70 và 80, chương trình chăm sóc sức khoẻ răng miệng ban đầu cho trẻ em ở trường học được thực hiện và phát triển ở một số nước. Chương trình này đã mang lại hiệu quả. Vào khoảng giữa thập kỷ 80, dưới sự lãnh đạo của Bộ Y tế và với sự giúp đỡ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngành RHM ở nước ta đã triển khai ở một số tỉnh thành Miền Nam và Miền Bắc chương trình chăm sóc RM ban đầu cho trẻ em ở trường học (Chương trình nha học đường) tại một số điểm với lực lượng cán bộ nha khoa được đào tạo chuyên về chăm sóc răng miệng cho trẻ em tại trường học ở ba trường trung học kỹ thuật y tế kỹ thuật I (Hải Dương), II (Thành phố Hồ Chí Minh) và III (Thành phố Đà Nẵng)
Cho đến nay, chương trình nha học đường đã phát triển rộng khắp toàn quốc. Song vấn đề còn tồn tại hiện nay là làm thế nào để chương trình thực sự có chất lượng và hiệu quả cao.
Trong thời kỳ đổi mới, với sự giao lưu và hoà nhập của ngành RHM với khu vực và thế giới, nhiều cuộc hội thảo và hội nghị khoa học kỹ thuật của ngành RHM tầm cỡ thế giới đã được tổ chức. Đồng thời, nhờ sự quan tâm đầu tư của nhà nước về máy móc, phương tiện kỹ thuật mới, ngành RHM đã nâng cao nhiều về kỹ thuật và chất lượng điều trị, nắm bắt được kỹ thuật điều trị tiên tiến và đang vươn lên để đuổi kịp khu vực và thế giới. Tuy nhiên, chúng ta còn phải cố gắng nhiều trong đào tạo cán bộ có chất lượng và đầu tư cơ sở vật chất hiện đại cho ngành.
Về đào tạo cán bộ chuyên khoa RHM, ở các nước trên thế giới thường có đào tạo các loại cán bộ sau: Bác sĩ chuyên khoa RHM, nha sĩ, y sĩ răng miệng, kỹ thuật viên răng giả. Gần đây, ở một số nước có đào tạo vệ sinh viên răng miệng.
Về đào tạo cán bộ đại học thường có hai hướng.
Hướng thứ nhất, nội dung đào tạo hướng nhiều về kỹ thuật điều trị răng miệng, phần y học cơ sở chung có mức độ hoặc ít. Hướng đào tạo này thường thấy ở các trường răng độc lập không nằm trong trường đại học Y Khoa, trường này thường đào tạo ra cán bộ gọi là Nha sỹ (Dentist) với thời gian học là 5 năm.
Hướng thứ hai, nội dung đào tạo có đầy đủ phần khoa học cơ bản và y học cơ sở trước khi học phần răng hàm mặt. Có nước học chương trình bác sĩ chung rồi mới học chuyên khoa RHM. Hướng đào tạo này thường thấy ở khoa RHM trong các trường đại học Y Khoa. Trường này đào tạo Bác sĩ RHM với thời gian học từ 6 đến 8 năm.
Thống kê ý kiến về đào tạo ở Mỹ cho thấy là cần tăng cường Y học và ý kiến của hội nghị về Tổ chức Răng miệng ở Châu Âu cũng tương tự.
Ở nước ta, miền Nam trước đây, trường nha có chương trình đào tạo gần như theo hướng thứ nhất, còn ở miền Bắc chương trình đào tạo của Bộ môn RHM trường đại học Y khoa gần như theo hướng thứ hai, 3 năm đầu học khoa học cơ bản, và Y học cơ sở, 3 năm sau học chuyên khoa RHM và các chuyên khoa liên quan đến răng hàm mặt (như: tai mũi họng, mắt, da liễu v..v..)
Đến nay, qua chương trình cải cách giáo dục, chương trình đào tạo ở hai miền Nam và Bắc đã gần như tương đồng. Gần đây, năm 2003, chính phủ đã quyết định cho thành lập trường đại học răng hàm mặt riêng tại Hà Nội.
Về đào tạo sau Đại học, ngành RHM cũng như các ngành chuyên khoa khác trong y khoa, nhiều năm qua đã đào tạo chuyên khoa cấp I, cấp II, Thạc sĩ, Tiến sĩ và mở các lớp học bồi dưỡng những điểm mới về RHM (Recyclage) cần thiết cho các cán bộ chuyên khoa RHM.
Ngoài ra, chúng ta còn đào tạo:
- Kỹ thuật viên răng hàm giả, vì việc làm hàm giả hay hàm nắn không thể thiếu kỹ thuật viên. Chương trình học kỹ thuật viên ở các nước là từ 2 đến 3 năm, một vài nước thời gian học tới 4 năm. Tỷ lệ cần thiết giữa bác sĩ RHM và kỹ thuật viên răng hàm giả là 3 – 1, có nước là 2 - 1.
- Cán sự nha khoa làm công tác chăm sóc răng miệng ban đầu cho trẻ em. Bộ y tế đã quyết định đổi tên là y sĩ răng miệng trẻ em.
- Y tá chuyên khoa răng miệng là những y tá có học thêm cách sử dụng vật liệu dùng trong răng miệng và nắm được các bước kỹ thuật và dụng cụ điều trị của thày thuốc răng miệng để làm trợ thủ.

Chữ ký của thànhviên


LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KHOA RĂNG HÀM MẶT

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự.
* Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn.
* Tránh spam nhảm không liên quan đến chủ đề.

Yêu cầu viết tiếng Việt có dấu.


Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Răng Hàm Mặt K34 ::  - TÀI LIỆU Y - RHM - DƯỢC -  :: TÀI LIỆU RHM-
----Create a forum on Forumotion | Kinh tế, Luật, Tài chính | Thương mại thị trường | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất