Răng Hàm Mặt K34
Răng Hàm Mặt K34
Răng Hàm Mặt K34
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Răng Hàm Mặt K34

Nơi trao đổi giao lưu và chia sẻ
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Leo (114)
Pokemon (83)
vlyly (45)
rungram90 (42)
lamnguyenvn2010 (38)
tuanhuytv (32)
thelastman (17)
thanhphuc09 (16)
tommy (15)
haitrieu_rhm (12)
nhổ răng có hướng dẫn ! Trả lờinhổ răng có hướng dẫn ! - 10 Trả lời
Tổng hợp các bài báo cáo Nội nha (Update ngày 9/11/2012) Trả lờiTổng hợp các bài báo cáo Nội nha (Update ngày 9/11/2012) - 9 Trả lời
HOT!!!HOT!!! TB Danh sách phân công soạn Giáo trình PHTL Toàn hàm Trả lờiHOT!!!HOT!!! TB Danh sách phân công soạn Giáo trình PHTL Toàn hàm - 9 Trả lời
bài giảng thủng dạ dày và hẹp môn vị Trả lời bài giảng thủng dạ dày và hẹp môn vị - 8 Trả lời
Bảng chấm điểm cuộc thi làm thiệp Trả lờiBảng chấm điểm cuộc thi làm thiệp - 7 Trả lời
Đề thi lâm sàng ngoại bệnh lý ở BV ĐKTP CT ngày 13/4 ( phần của thầy Nguyên) Trả lờiĐề thi lâm sàng ngoại bệnh lý ở BV ĐKTP CT ngày 13/4 ( phần của thầy Nguyên) - 6 Trả lời
ds vắng tuần 2- tuần 8 Trả lờids vắng tuần 2- tuần 8 - 6 Trả lời
hình thể học răng sữa-BS kim cương Trả lờihình thể học răng sữa-BS kim cương - 5 Trả lời
thực tập nhổ răng-Cô Đan Trả lờithực tập nhổ răng-Cô Đan - 5 Trả lời
Từ Điển Nha Khoa Mosby' Dental Dictionary Trả lờiTừ Điển Nha Khoa Mosby' Dental Dictionary - 5 Trả lời
Bảng chấm điểm cuộc thi làm thiệp lượt xemBảng chấm điểm cuộc thi làm thiệp - 7543 Xem
Từ Điển Nha Khoa Mosby' Dental Dictionary lượt xemTừ Điển Nha Khoa Mosby' Dental Dictionary - 7003 Xem
tình hình an ninh thế giới và khu vực lượt xemtình hình an ninh thế giới và khu vực - 4958 Xem
Phân loại bệnh học u tuyến nước bọt lượt xemPhân loại bệnh học u tuyến nước bọt - 3448 Xem
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KHOA RĂNG HÀM MẶT lượt xemLỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KHOA RĂNG HÀM MẶT - 3346 Xem
ảnh minh họa các loại xoang và thành của từng xoang trám...hot lượt xemảnh minh họa các loại xoang và thành của từng xoang trám...hot - 2714 Xem
KẾ HOẠCH 20-10 + Kinh phí + cơ cấu giải thưởng lượt xemKẾ HOẠCH 20-10 + Kinh phí + cơ cấu giải thưởng - 2265 Xem
HOT!!! Câu hỏi thi trắc nghiệm NBL 2 - bài của Thầy Nguyên - PHẦN 2 lượt xemHOT!!! Câu hỏi thi trắc nghiệm NBL 2 - bài của Thầy Nguyên - PHẦN 2 - 2188 Xem
Viêm phúc mạc lượt xemViêm phúc mạc - 2186 Xem
Cắn khớp học --- Khớp căn học lượt xemCắn khớp học --- Khớp căn học - 2129 Xem

Liệu chúng ta sẽ có vắc-xin chống HIV?Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Sat Jun 23, 2012 11:01 am
Liệu chúng ta sẽ có vắc-xin chống HIV? Bgavatar_06
Liệu chúng ta sẽ có vắc-xin chống HIV? Bgavatar_01Liệu chúng ta sẽ có vắc-xin chống HIV? Bgavatar_02_newsLiệu chúng ta sẽ có vắc-xin chống HIV? Bgavatar_03
Liệu chúng ta sẽ có vắc-xin chống HIV? Bgavatar_04_newPokemonLiệu chúng ta sẽ có vắc-xin chống HIV? Bgavatar_06_news
Liệu chúng ta sẽ có vắc-xin chống HIV? Bgavatar_07Liệu chúng ta sẽ có vắc-xin chống HIV? Bgavatar_08_newsLiệu chúng ta sẽ có vắc-xin chống HIV? Bgavatar_09
[MÁI ẤM RHM K34] - Pokemon
Quản Trị Viên
Liệu chúng ta sẽ có vắc-xin chống HIV? Admin10
Nam Virgo Snake
Tuổi : 34
Tổng số bài gửi : 83
Points : 268
Ngày tham gia : 30/07/2011
Đến từ : chau thanh-tien giang
Liệu chúng ta sẽ có vắc-xin chống HIV? Vide

Bài gửiTiêu đề: Liệu chúng ta sẽ có vắc-xin chống HIV?
https://rhmk34.forumvi.com

Tiêu đề: Liệu chúng ta sẽ có vắc-xin chống HIV?

[You must be registered and logged in to see this image.]
Trong gần 30 năm qua, con người đã và đang sống dưới bóng ma [You must be registered and logged in to see this link.]. Vào những năm đầu thập kỉ
1980, sự xuất hiện bí ẩn của những triệu chứng mà sau này được biết đến
với tên gọi Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ([You must be registered and logged in to see this link.]) đã dẫn đến hàng loạt
các nghiêm cứu nhằm tìm kiếm nguyên nhân căn bệnh. Ngày 23 tháng 4 năm
1984, Margaret Hecker - bộ trưởng bộ y tế và các dịch vụ con người của
Hoa Kỳ đã nói với cả thế giới rằng các nhà khoa học đã phát hiện ra loại
virus có khả năng gây bệnh AIDS. Nếu chỉ dừng ở đây thì phát biểu của
bà là hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, trong cùng thời điểm, bà Hecker
cũng hăm hở cho biết đã có [You must be registered and logged in to see this link.] sẵn sàng
để thử nghiệm trên người trong vòng 2 năm tới (tức là năm 1986). Lần này
bà đã sai lầm!

Mặc cho 28 năm nghiên cứu, đến nay vẫn chưa có một loại vắc-xin nào bảo
vệ hữu hiệu con người trước HIV và trong suốt thời gian đó, đã có khoảng
25 triệu người chết do các bệnh liên quan đến HIV. Để hiểu rõ tại sao
việc tạo ra vắc-xin chống HIV khó đến như vậy, bạn cần phải hiểu HIV là
gì. Đây không phải là một loại virus thông thường.

Như chúng ta đã biết, HIV là loại virus biến hóa nhất hiện nay. Nó biến
đổi với tốc độ chóng mặt khiến người bệnh có thể mang trong mình hàng
triệu phiên bản khác nhau của HIV chỉ sau 1 tháng lây nhiễm. Đặc tính
liên tục thay đổi hình dạng của HIV khiến nó không giống bất cứ mối đe
dọa nào đến cơ thể sống mà chúng ta đã cố gắng phòng chống với vắc-xin. [You must be registered and logged in to see this link.] - giám đốc
trung tâm nghiên cứu vắc-xin thuộc viện dị ứng và lây nhiễm quốc gia ([You must be registered and logged in to see this link.]) cho biết: "Hầu như
mọi loại vắc-xin đã được phát triển chỉ dùng để chống lại một chuỗi nhỏ
các biến thể của HIV."

Các vắc-xin huấn luyện cho hệ
miễn dịch
nhận biết một phần virus, qua đó tạo nên các [You must be registered and logged in to see this link.]
dài hạn giúp tìm kiếm và tiêu diệt những kẻ xâm nhập mà hệ miễn dịch
từng đối mặt. Đối với HIV, mục tiêu hàng đầu của hệ miễn dịch là [You must be registered and logged in to see this link.] - một chuỗi protein
được virus sử dụng để ghép nối vào tế bào. Tuy nhiên, gp120 cũng thường
xuyên thay đổi hình dạng khiến hệ miễn dịch rất khó nhận biết. gp120
thường xuất hiện theo cụm 3 protein và được che chắn bởi các phân tử
đường, qua đó, gp120 có thể ẩn nấp trước hệ miễn dịch.

Trong khi đó, HIV tấn công vào các tế bào miễn dịch và nó có thể ẩn mình
trong nhiều năm bằng cách đẩy DNA của mình vào DNA của vật chủ, tạo ra
một thể lây nhiễm dài hạn. Vì vậy, việc tạo ra vắc-xin HIV giống như
việc cố gắng bắn một phát súng đến hàng triệu mục tiêu vừa di chuyển vừa
được bảo vệ.

Cuộc chiến đầy cam go:

Đối với hầu hết mọi loại vi khuẩn khác, vẫn có một số người có khả năng
phục hồi tự nhiên sau khi bị lây nhiễm. Theo Anthony Fauci - nhà miễn
dịch học kiêm lãnh đạo NIAID: "Tự nhiên mang lại cho chúng ta mô hình
thực nghiệm. Nó cho tôi biết rằng cơ thể con người về bản chất có thể tự
phục hồi." Tuy nhiên, với HIV, "có một sự thật đáng kinh ngạc rằng với
hơn 30 triệu người mang trên mình virus chết người này, chưa có trường
hợp nào được ghi lại cho thấy hệ miễn dịch của một người có thể phản ứng
hiệu quả và tiêu diệt hoàn toàn virus từ cơ thể họ."

Với những thử thách kể trên, không có gì ngạc nhiên khi những nghiên cứu
về vắc-xin chống HIV vẫn chưa thu được kết quả đáng kể. Đến nay, chỉ có
3 loại vắc-xin có tiềm năng được tiến hành thử nghiệm lâm sàng. Đầu
tiên là Vaxgen's AIDSVAX, vắc-xin chứa 2 mảnh của chuỗi protein gp120
nhưng không mang lại khả năng bảo vệ nào. Tiếp theo là vắc-xin Merck's
v520, bao gồm một virus lạnh vô hại chứa 3 gene HIV nhưng thậm chí còn
tồi hơn. Vắc-xin này sử dụng chuỗi các tế bào miễn dịch (T-cell) để tiêu
diệt các tế bào bị lây nhiễm nhưng kết quả là thất bại hoàn toàn. Quá
trình thử nghiệm lâm sàng buộc bị dừng lại sớm do những tình nguyện viên
sử dụng vắc-xin dường như dễ bị tổn thương hơn đối với HIV và còn nhiều
lý do khác mà chúng ta không thể hiểu hết được.

Năm 2009, vắc-xin thứ 3 được tiến hành thử nghiệm và cũng chỉ đạt được
chút ít thành công. 16.000 người tại Thái Lan đã tham gia vào cuộc thử
nghiệm và họ được tiêm 2 loại vắc-xin: 1 loại virus gia cầm chứa 3 gene
HIV nhằm chuẩn bị cho hệ miễn dịch và một phiên bản đã biến đổi của
vắc-xin AIDSVAX đóng vai trò kích hoạt. Vào thời điểm đó, cuộc thử
nghiệm đã bị chỉ trích là phung phí thời gian và tiền bạc. Tuy nhiên,
kết quả lại khiến nhiều người ngạc nhiên khi sự kết hợp giữa 2 vắc-xin
đã làm giảm nguy cơ lây nhiễm đến 31%. Mặc dù vậy, tỉ lệ này quá thấp
đối với một vắc-xin có thể sử dụng được (nếu so sánh với các vắc-xin
ngừa lây nhiễm khác thì tỉ lệ hiệu quả phải đạt 95%).

Một số nhà khoa học đã tỏ thái độ ngờ vực về kết quả này khi cho rằng
hiệu quả bảo vệ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn và chỉ giảm bớt
nguy cơ lây nhiễm. Ngược lại, một số lại nhìn thấy tia hy vọng sau nhiều
năm thất bại. Các nhà khoa học vẫn cố gắng nghiên cứu để lý giải nguyên
nhân tại sao vắc-xin không hiệu quả.

Làm mới hy vọng:

Theo nhà nghiên cứu Wayne Koff đến từ Viện nghiên cứu vắc-xin chống AIDS
quốc tế, kết quả cuộc thử nghiệm năm 2009 tại Thái Lan đã khai mở nhiều
điều bí ẩn.

Qua cuộc thử nghiệm, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng nhiều bệnh
nhân HIV đang nắm giữ những "vú khí bí mật", ở đây là các "kháng thể
trung hòa" có khả năng tấn công [You must be registered and logged in to see this link.] trong phạm vi
lớn. Mặc dù vậy, đối với những bệnh nhân này, mọi chuyện đã quá trễ.
Hoạt động lây nhiễm trong cơ thể họ đang ở cấp độ cao nhất và virus có
thể biến đổi linh hoạt để chống lại mọi hình thức bảo vệ của cơ thể. Tuy
nhiên, phát hiện này đã chứng minh rằng sự biến dổi đa dạng của HIV
không phải là trở ngại lớn nhất đối với vắc-xin mà nhiều nhà nghiên cứu e
ngại. Nếu hệ miễn dịch có thể sản sinh các kháng thể này sớm hơn, chúng
ta có thể tiêu diệt virus trước khi chúng bùng phát.

Việc cách ly các kháng thể có ích là hoàn toàn có thể bởi hiện tại,
chúng ta đã biết được hình dạng của các protein bề mặt của HIV ở cấp độ
nguyên tử. Dựa trên những kiến thức đã có, Gary Nabel đã tiến hành nhận
dạng các thành phần bất biến của virus trong quá trình nó biến đổi. Các
khu vực này được xem là yếu tố sống còn của virus. Từ đó, Nabel tìm kiếm
trong những mẫu máu của bệnh nhân những kháng thể tập trung vào khu vực
bất biến và các tế bào tạo nên kháng thể. Vào năm 2010, Nabel đã tìm
thấy 3 kháng thể, 2 trong số đó có thể trung hòa đến 90% virus HIV. Các
nhà nghiên cứu khác, điển hình như Dennis Burton đến từ viện nghiên cứu
Scripps cũng thực hiện những thử nghiệm tương tự với cùng phương pháp
của Nabel.

Tầm nhìn của Nabel là một sự kết hợp giữa các siêu kháng thể, có thể tấn
công vào nhiều phần của virus nhằm chặn đứng quá trình tiến hóa. Nabel
hy vọng có thể tiến hành thử nghiệm lâm sàn thế hệ kháng thể đầu tiên do
ông phát triển vào đầu năm 2013. Đồng thời, ông cho biết thế hệ kháng
thể thứ 2 cũng đang được phát triển với sức tấn công mạnh hơn, dự kiến
sẽ xuất hiện trong từ 2 đến 3 năm sau đó.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu vắc-xin cũng tìm cách kích thích các [You must be registered and logged in to see this link.] để
tiêu diệt các tế bào bị lây nhiễm ở giai đoạn sớm nhất. Chiến thuật này
bắt nguồn từ sự thất bại của vắc-xin Merck v520. Tuy nhiên, nó sẽ được
áp dụng theo cách thức mới: đưa các gene của virus vào tế bào và tấn
công chúng ở các mô có xu hướng bị lây nhiễm nhanh nhất. Cả 2 phương
thức sẽ bổ sung cho nhau, "Tôi nghĩ chúng tôi sẽ cần đến một sự kết hợp
giữa các kháng thể trung hòa và sự kháng cự mạnh mẽ của tế bào T," Koff
nói.

Lời kết:

Mặc dù vậy, không ai dám khẳng định khả năng thành công của những nghiên
cứu trên cũng như thời gian cụ thể. Tuy nhiên, trong thời gian này,
chúng ta vẫn có rất nhiều cách để ngăn ngừa lây nhiễm HIV như bao cao
su, gel diệt khuẩn và cả những liệu pháp chữa trị trong quá trình phơi
nhiễm. Anthony Fauci nói: "Chúng tôi đang đi đúng hướng với những công
cụ đã có. Thế nhưng, nếu thêm vắc-xin vào bộ công cụ đó, thậm chí nó
không hiệu quả đến 90% đi nữa thì bạn vẫn có được hiệu ứng bổ trợ rất
lớn."

Đã gần 30 năm qua, các nhà nghiên cứu vẫn không ngừng tìm kiếm lời giải
cho bài toán AIDS. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn đang tiến triển theo đúng quỹ
đạo của nó. Chúng ta càng biết nhiều về virus HIV cũng như hệ miễn dịch,
khả năng tìm ra lời giải cuối cùng cho bài toán khó vẫn còn đó. Có thể
bạn nghĩ rằng chừng ấy thời gian là quá dài nhưng không chỉ HIV, hãy nhớ
rằng nhiều căn bệnh khác trên thế giới còn mất nhiều thời gian hơn để
tìm ra vắc-xin. Lật lại lịch sử y học, người ta phải mất đến 47 năm để
tạo ra vắc-xin phòng bệnh viêm tủy xám (bại liệt ở trẻ em) kể từ khi
phát hiện ra siêu vi trùng poliovirus, hay như bệnh sởi, quá trình điều
chế vắc-xin cũng mất 42 năm và viêm gan siêu vi B cũng mất đến 16 năm.
Đối với HIV, "28 năm không phải là quá nhiều", Fauci nói.


Theo: [You must be registered and logged in to see this link.]

Chữ ký của thànhviên


Mon Jun 25, 2012 3:17 pm
Liệu chúng ta sẽ có vắc-xin chống HIV? Bgavatar_06
Liệu chúng ta sẽ có vắc-xin chống HIV? Bgavatar_01Liệu chúng ta sẽ có vắc-xin chống HIV? Bgavatar_02_newsLiệu chúng ta sẽ có vắc-xin chống HIV? Bgavatar_03
Liệu chúng ta sẽ có vắc-xin chống HIV? Bgavatar_04_newsupperong8Liệu chúng ta sẽ có vắc-xin chống HIV? Bgavatar_06_news
Liệu chúng ta sẽ có vắc-xin chống HIV? Bgavatar_07Liệu chúng ta sẽ có vắc-xin chống HIV? Bgavatar_08_newsLiệu chúng ta sẽ có vắc-xin chống HIV? Bgavatar_09
[MÁI ẤM RHM K34] - supperong8
Thành viên mới
Thành viên mới
Tổng số bài gửi : 3
Points : 3
Ngày tham gia : 20/08/2011
Liệu chúng ta sẽ có vắc-xin chống HIV? Vide

Bài gửiTiêu đề: Re: Liệu chúng ta sẽ có vắc-xin chống HIV?

Tiêu đề: Liệu chúng ta sẽ có vắc-xin chống HIV?

giải quyết được AIDS thì sao ! lịch sử đã chứng minh sẽ có thứ khác còn khó khăn hơn, nguy hiểm hơn xuất hiện . cái gì cũng có 2 mặt kẻ cả bệnh tật ...

Chữ ký của thànhviên


Liệu chúng ta sẽ có vắc-xin chống HIV?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự.
* Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn.
* Tránh spam nhảm không liên quan đến chủ đề.

Yêu cầu viết tiếng Việt có dấu.


Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Răng Hàm Mặt K34 ::  -- BÁCH KHOA TRI THỨC --  :: THỜI SỰ-
----Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất